Các vấn đề phải đối mặt nếu kinh doanh đồ ăn vặt đóng hộp
Th 3 11/06/2024
5 phút đọc
Nội dung bài
viết
Kinh doanh đồ ăn vặt đóng hộp là một hoạt động kinh doanh rất chạy ở thị trường Việt nam. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn phải đối mặt và vượt qua một số thách thức. Dưới đây là những vấn đề quan trọng mà bạn cần xem xét khi bước vào thế giới kinh doanh đồ ăn vặt đóng hộp:
1. Nghiên cứu thị trường
Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần phải hiểu rõ về thị trường mục tiêu của mình, nhu cầu khách hàng và xu hướng tiêu dùng. Theo báo cáo của Metric, dẫn đầu doanh thu đồ ăn vặt trên các sàn TMĐT là Shopee chiếm 83.1%, Lazada chiếm 16.9%, Tiktokshop chỉ chiếm 0.1%. Trong đó các shop bán chạy nhất là Catstky food, Tân Huê Viên, Phạm Nguyên, Tâm đức thiện…
2. Chất lượng và an toàn thực phẩm:
An toàn thực phẩm là một từ nhạy cảm đối với mặt hàng đồ ăn vặt. Hãy đảm bảo rằng sản phẩm của bạn được chế biến từ những nguyên vật liệu sạch sẽ, trong một môi trường khép kín đạt tiêu chuẩn ATVSTP. Nếu bạn làm thương hiệu ăn vặt mới, hãy nhấn mạnh vào điều này để tạo ra sự khác biệt. Bởi người tiêu dùng rất lo lắng khi mua đồ ăn online.
3. Tìm nhà cung cấp
Tìm nhà cung cấp là một vấn đề quan trọng khi kinh doanh đồ ăn vặt đóng hộp. Nếu bạn lấy quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn ATVSTP thì bạn phải tự làm chế biến từ nguyên vật liệu thô đến đóng gói thành phẩm. Nếu bạn lấy hàng gia công cũng không có gì sai nhưng điều đó sẽ không cạnh tranh được với những shop đã có lượt bán khủng.
Việc tìm kiếm nhà cung cấp không chỉ dừng lại ở việc nguyên liệu đầu vào mà cần lựa chọn cả loại hình bao bì sao cho phù hợp với dòng sản phẩm mà doanh nghiệp hướng đến. Với các dòng sản phẩm đồ ăn trên thị trường, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp các hũ đựng đồ ăn vặt có màu trắng trong, điều này thu hút được ánh nhìn của người dùng. Qua đó go
Bạn phải tính toán sao cho có đủ hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng cũng tránh tình trạng hàng tồn kho quá nhiều bởi hàng thực phẩm không để được lâu.
4. Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là việc quan trọng khi kinh doanh online. Bạn có thể xây dựng thương hiệu thật đơn giản bằng việc tạo gian hàng trên Shopee với tên shop ngắn gọn, thiết kế các template, hình ảnh sản phẩm đồng bộ, bắt mắt. Bên cạnh đó hãy dán nhãn cho từng hũ nắp nhôm đựng phẩm nhé.
Nhãn dán các sản phẩm phải đồng bộ về màu sắc và thiết kế, phải có thành phần, địa chỉ sản xuất, tên đơn vị chịu trách nhiệm, ngày sản xuất, ngày hết hạn để tăng độ uy tín cho thương hiệu.
5. Kênh phân phối
Kênh phân phối TMĐT là không thể thiếu trong thị trường ngày nay. Tuy nhiên, bạn không chỉ tập trung vào một kênh mà hãy phát triển thêm các kênh phân phối khác như tìm đại lý, phân phối đến các cửa hàng tạp hóa bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi…
Để phát triển sản phẩm qua các kênh phân phối, sàn TMĐT, việc đóng gói bao bì không chỉ đơn thuần để sản phẩm trở lên bắt mắt mà còn có chức năng bảo quản phù hợp cho dòng thành phẩm bên trong. Thông thường để tiện lợi và tối ưu chi phí thì hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh đồ khô, đồ ăn vặt sử dụng túi zip để chứa đựng đồ khô. Một số đơn vị có đầu tư hơn trong việc phát triển thương hiệu và quan tâm đến chất lượng sản phẩm thì sử dụng hũ nhựa đựng đồ khô có nắp kèm màng siu tự dính để đảm bảo độ kín hơi ngăn độ ẩm giúp bảo quản thực phẩm đồ khô tốt hơn.
6. Quản lý chi phí
Để duy trì sự cạnh tranh, bạn cần phải quản lý chi phí một cách hiệu quả, bao gồm cân nhắc giữa chi phí nguyên liệu, sản xuất, bao bì và vận chuyển, chi phí đóng gói…
Ngoài các khoản chi phí cần phải có ra thì trong quá trình kinh doanh có thể phát sinh nhiều yếu tố, vấn đề khác mà khi kinh doanh đồ khô nên tìm hiểu. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh thực phẩm, đồ khô có thể quan tm tìm hiểu bài viết dưới đây.
7. Phản hồi khách hàng
Luôn lắng nghe và học hỏi từ phản hồi của khách hàng là nguyên tắc mà bất kỳ người làm kinh doanh nào cũng cần tuân thủ. Đặc biệt là bán hàng thực phẩm, có thể nói đây là ngành hàng nhạy cảm nhất, dễ bị bóc phốt nhất. Do vậy bạn nên có bộ phận chăm sóc khách hàng để tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng.
8. Quy định pháp lý
Hãy tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến sản xuất, đóng gói và bán hàng. Khi đã xác định xây dựng thương hiệu, việc cần làm là nộp đơn đăng ký thương hiệu lên Cục sở hữu trí tuệ để bảo vệ thương hiệu trước tình trạng hàng giả, hàng nhái sau này.
Kinh doanh là một hành trình thú vị và đầy thách thức. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược phù hợp, bạn có thể chinh phục được thị trường và đạt được thành công trong lĩnh vực này. Chúc bạn may mắn!
ThemeSyntaxError