Ngành làm đẹp có phải là lĩnh vực chống suy thoái kinh tế?
Th 6 24/05/2024
3 phút đọc
Nội dung bài
viết
Mỹ phẩm và làm đẹp là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Bao gồm các sản phẩm làm đẹp cho da, tóc và cơ thể, bao gồm cả mỹ phẩm trang điểm.
Sự tăng trưởng doanh số bán lẻ ngành mỹ phẩm 2023
Không có danh mục làm đẹp nào khiến người tiêu dùng luôn săn đón như chăm sóc da. Nhu cầu chăm sóc da của người tiêu dùng ngày càng tăng lên - từ thế hệ trẻ nhất cho đến thế hệ lớn tuổi.
Bằng chứng là giá trị thị trường mỹ phẩm toàn cầu đã đạt 160 tỷ USD vào năm 2023, doanh số bán sản phẩm chăm sóc da đang rất nóng.
Ở châu Âu, doanh số bán hàng đã tăng 10% về giá trị và 9% về số lượng vào năm ngoái, theo Circana, với các loại toner và chất làm sạch, dưỡng môi, serum và chăm sóc cơ thể.
Tại Việt Nam, chỉ tính riêng 3 quý đầu năm 2023, doanh số bán lẻ mỹ phẩm đã đạt 22,2 nghìn tỷ đồng, tổng cả năm 2023 lên đến 28,7 tỷ đồng. Trong đó, nhóm hàng mang về doanh số nhiều nhất là sản phẩm chăm sóc da mặt. Cụ thể serum, chống nắng và dưỡng ẩm là các dòng sản phẩm có doanh số cao nhất.
Đọc thêm: Tại sao thương mại điện tử lại quan trọng với các doanh nghiệp làm đẹp
Lạm phát có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm mỹ phẩm của người tiêu dùng?
Trong năm 2023, các sản phẩm làm đẹp dưới 500.000 đồng chiếm đến 80% thị phần doanh số toàn ngành. Phân khúc bán chạy nhất có mức giá từ 100.000 - 200.000 đồng. Phân khúc có doanh số cao nhất là từ 200.000 - 500.000 đồng chiếm 35% thị phần toàn ngành hàng.
Mặc dù lạm phát đã ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của người tiêu dùng ở một số khu vực, nhưng rõ ràng là người tiêu dùng bình thường sẵn sàng đầu tư vào các sản phẩm chăm sóc da ở hầu hết các mức giá, miễn là nó hiệu quả.
Ngay cả khi 59% người tiêu dùng cho biết họ tích cực mua sắm qua sàn TMĐT để được nhiều ưu đãi và giảm giá hơn trước do chi phí sinh hoạt tăng cao, ngành làm đẹp vẫn chứng kiến sự tăng trưởng nhất định.
Lạm phát trở nên vô hại với ngành mỹ phẩm? Bằng chứng cho thấy ngành mỹ phẩm vẫn phát triển tương đối tốt khi nền kinh tế suy thoái. Bởi giờ đây, việc chau chuốt cho vẻ ngoài là một việc cơ bản của mỗi người bất kể nam hay nữ, giàu nghèo.
Mỹ phẩm thương hiệu Việt liệu có chỗ đứng trên sân nhà?
Theo kết quả khảo sát của Nielsen, mỗi tháng trung bình một phụ nữ Việt chi khoảng 500.000 VND - 700.000 VND/tháng. Đây là mức tiêu dùng trung bình nhưng nó đang tăng dần theo thời gian.
Tuy nhiên, phần lớn doanh thu mỹ phẩm được dẫn đầu bởi các thương hiệu nước ngoài là La Roche-posay, Anessa, Skin1004, Simple, Laneige, L’oreal.
Bên cạnh đó, các thương hiệu mỹ phẩm Việt hiện chỉ chiếm 10% thị phần, họ tồn tại ở phân khúc giá rẻ và xuất khẩu sang một số nước như Lào, Campuchia… do họ chưa đầu tư vào bao bì chai lọ đựng mỹ phẩm. Chủ yếu các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm Việt Nam phát triển nhờ phân phối sản phẩm của các nhãn hàng nước ngoài. Duy nhất một thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam nằm trong top được bán chạy ở thị trường nội địa là Lemonade.
ThemeSyntaxError